banner

Điều Lệ

Điều lệ Hội

HỘI ĐẦU BẾP CHUYÊN NGHIỆP HÀ NỘI

 

CHƯƠNG I: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1. Tên gọi: HỘI ĐẦU BẾP CHUYÊN NGHIỆP HÀ NỘI

Tên gọi quốc tế bằng tiếng Anh: Hanoi PROFESTIONAL CHEF’S GUILD

Điều 2. 

Hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội là tổ chức của các đầu bếp trong và ngoài nước đang hoạt động tại Hà Nội, trên cơ sở tự nguyện cùng tham gia với mục đích giao lưu học hỏi, phát triển sự nghiệp, nâng tầm ẩm thực thủ đô nói riêng và ẩm thực Việt Nam nói chung.

Hội viên là những người yêu nghề, yêu ẩm thực có mong muốn cùng nhau xây dựng Hội trở thành một tổ chức nghề nghiệp có thương hiệu và uy tín. Với định hướng mỗi hội viên sẽ trở thành những đầu bếp có: Kỹ năng toàn diện, đạo đức và ý chí

Điều 3. 

Hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội được thành lập dưới sự cho phép của Hiệp hội du lịch Hà Nội.

 

CHƯƠNG II: NHIỆM VỤ – QUYỀN HẠN

Điều 5. Nhiệm vụ của Hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội

  1. Phối hợp với các phòng, ban, đơn vị chức năng thuộc hiệp hội du lịch Hà Nội Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch  Hà Nội, viện dinh dưỡng, các trường đào tạo nghề nấu ăn, các tổ chức kinh tế – xã hội để:
    • Xây dựng kế hoạch phát triển các chương trình giao lưu kỹ năng và kiến thức nghề nghiệp, quảng bá ẩm thực tại Hà Nội, ẩm thực Việt tới cộng đồng quốc tế
    • Xây dựng và tổ chức thực hiện các hệ thống, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phát triển các tài năng, đặc biệt là các tài năng trẻ từ đó có thể tham gia các cuộc thi nấu ăn trong nước và quốc tế;
    • Tổ chức các hội chợ ẩm thực, các cuộc thi nấu ăn trong nước và quốc tế.
    • Tổ chức các trương trình đào tạo nâng cao các kỹ năng cho hội viên như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tính chi phí sản xuất, kỹ năng xây dựng quy trình làm việc, kỹ năng tư vấn thực khách, kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân…., hướng đến mục tiêu mỗi hội viên đều là những đầu bếp chuyên nghiệp
  2. Huy động các nguồn lực và tài trợ trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật nhằm tạo nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và đẩy mạnh các hoạt động của Hội.
  3. Bảo vệ và nâng cao uy tín của hội. Chăm lo và bảo đảm các quyền lợi của Hội viên. Tạo điều kiện thuận lợi để hội viên giao lưu nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn và hoàn thiện nhân cách để trở thành những đầu bếp chuyên nghiệp, giỏi về kỹ năng chế biến, bổ sung các kỹ năng mềm để đáp ứng các nhu cầu mới, xu hướng mới trong nghề.
  4. Tuyên truyền, quảng bá rộng rãi nghề nấu ăn để xã hội có nhìn nhận đúng hơn tầm quan trọng của nghề đầu bếp, cái hay cái đẹp của ẩm thực Hà Thành.
  5. Tư vấn, tham mưu và đề xuất, kiến nghị với hiệp hội du lịch Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội về các vấn đề liên quan đến chủ trương, kế hoạch phát triển nghề bếp, kế hoạch quảng bá ẩm thực Hà Nội và ẩm thực Việt ra thế giới.
  6. Hỗ trợ và tham gia các hoạt động của hiệp hội du lịch Hà Nội. Tăng cường và mở rộng giao lưu và hợp tác với các Hiệp hội, các hội hoặc các câu lạc bộ đầu bếp trong nước và quốc tế
  7. Giới thiệu việc làm cho hội viên đến những nhà tuyển dụng uy tín.

 

CHƯƠNG III: HỘI VIÊN

Điều 6. Hội viên:

  1. Tiêu chí được chọn trở thành hội viên hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội:
    • Vị trí công việc: Đang là hoặc đã từng là bếp trưởng hoặc tổ trưởng bếp
    • Đang làm việc hoặc đã có thời gian làm việc tại các đơn vị có đăng ký kinh doanh, có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
    • Tán thành điều lệ của hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội
    • Có đơn tự nguyện tham gia Hội
    • Những người có nhiều đóng góp to lớn cho hoạt động của hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội thì có thể được kết nạp là Hội viên danh dự của Hội.

Điều 7. Quyền lợi và nghĩa vụ của Hội viên:

  1. Hội viên được cấp thẻ Hội viên và được hưởng ứng các quyền lợi sau:
    • Được sử dụng 01 áo đồng phục tiêu chuẩn nghề có biểu tượng của Hội
    • Được tham gia vào các hoạt động do Hội tổ chức như: Giao lưu trình diễn, đào tạo kỹ năng nghề, đào tạo kỹ năng mềm, hội thảo, hoặc các chương trình thi nấu ăn trong nước và quốc tế, dạy nấu ăn trên truyền hình, hợp tác với các báo các tạp chí ẩm thực.
    • Được hưởng ưu đãi đối với nhiều dịch vụ khác nhau do Hội xác lập với các tổ chức kinh tế – xã hội, các câu lạc bộ hoặc các nhãn hàng khác
    • Có cơ hội được Hội cử ra nước ngoài tham dự các chương trình giao lưu, học tập, thi nấu ăn, trình diễn hoặc quảng bá ẩm thực
    • Được tham gia khóa đào tạo dinh dưỡng cơ bản do hội tổ chức
    • Có cơ hội được Hội giao thực hiện các dự án hợp tác với các đối tác, hoặc các sự kiện do Hội tổ chức
    • Được Hội bảo vệ danh dự và uy tín chính đáng trước công luận
    • Được khen thưởng khi có thành tích
    • Được quyền tham gia thảo luận, góp ý xây dựng kế hoạch, phương hướng, biện pháp, chương trình hoạt động hội. Giám sát hoạt động của Ban lãnh đạo và các bộ phận chức năng của Hội
    • Được quyền bầu cử, ứng cử vào Ban chấp hành của Hội
    • Được hội kết nối giới thiệu việc làm tới các doanh nghiệp tuyển dụng uy tín
    • Được hội hỗ trợ giới thiệu kết nối tuyển được nhân sự khi cần.
  2. Nghĩa vụ và trách nhiệm của Hội viên:
    • Nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ, các quy định, nội quy và Nghị quyết của Hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội;
    • Đóng hội phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định;
    • Tham gia tích cực và thường xuyên các sinh hoạt và hoạt động của Hội;
    • Tuyên truyền, quảng bá sâu rộng nghề nấu ăn đến với các thành phần khác trong xã Hội;
    • Giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết và uy tín của Hội;
    • Tham gia đóng góp ý kiến đối với các vấn đề: kế hoạch, chương trình hoạt động và các biện pháp tổ chức thực hiện, các vấn đề về nhân sự của Hội để xây dựng Hội ngày càng phát triển và vững mạnh.

Điều 8. Kết nạp, khai trừ Hội viên

  1. Kết nạp Hội viên
    • Đầu bếp muốn tham gia trở thành hội viên cần làm đơn xin gia nhập, sau đó văn phòng hội sẽ xác nhận đảm bảo đủ tiêu chí có thể trở thành thành viên của Hội
    • Việc kết nạp hội viên phải được sự đồng ý của đại diện ban thường trực của hội
  2. Khai trừ Hội viên: Hội viên sẽ bị khai trừ khỏi Hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội  khi vi phạm những quy định sau:
    • Không nộp các khoản hội phí theo quy định;
    • Bị kỷ luật ở hình thức cảnh cáo quá 03 lần do vi phạm nội quy và điều lệ của Hội;

 

CHƯƠNG IV: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 9. Hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội  tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, quyết định theo đa số, tự quản, tự trang trải về kinh phí theo Điều lệ, theo các quy định của Hội trong khuôn khổ của Pháp luật.

Điều 10. Đại hội  Hội viên:

  1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại Hội hội viên, được tổ chức 05 năm một lần.
  2. Đại Hội có nhiệm vụ:
    • Kiềm điểm các hoạt động của Hội đối với nhiệm kỳ đã qua. Đề ra phương hướng, kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện đối với hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ mới;
    • Thông qua quyết toán tài chính nhiệm kỳ cũ và dự toán tài chính cho nhiệm kỳ mới;
    • Sửa đổi, cải tiến điều lệ để phù hợp với tình hình mới;
    • Bầu Ban chấp hành mới.
  3. Trong trường hợp cần thiết, Đại hội bất thường có thể được tổ chức khi có ít nhất trên 50% Ủy viên Ban Chấp hành yêu cầu.

Điều 11. Ban chấp hành Hội:

  1. Ban chấp hành Hội do Đại Hội bầu ra và là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa 2 nhiệm kỳ Đại hội. Số lượng Ủy viên Ban chấp hành do Đại hội quyết định.
  2. Ban chấp hành sẽ bầu ra Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và tổng thư ký
  3. Những Hội viên có đủ uy tín, tâm huyết và năng lực đều có thể ứng cử hoặc được đề cử vào Ban chấp hành của Hội.
  4. Nhiệm vụ của Ban chấp hành:
    • Xây dựng quy chế hoạt động, các quy định và nội quy sinh hoạt của Hội. Phân công công việc cho các Ủy viên trong Ban Chấp hành;
    • Tổ chức điều hành các hoạt động của Hội theo Nghị quyết Đại hội
    • Xây dựng và triển khai kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đại Hội
    • Quản lý tài chính, tài sản của Hội. Quyết định, quy định các vấn đề về tài chính như: ngân sách, mức thu lệ phí gia nhập, hội phí và các khoản thu – chi khác cho hoạt động của Hội;
    • Tìm kiếm các nguồn tài trợ;
    • Tổ chức các hình thức hoạt động tạo nguồn kinh phí;
    • Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với Hội viên;
    • Quyết định kết nạp, khai trừ, miễn nhiệm Hội viên;
    • Quyết định triệu tập, tổ chức Đại Hội
    • Ban chấp hành 3 tháng họp một lần, trong trường hợp cần thiết Chủ tịch hội triệu tập bất thường;
    • Hội viên có nhiều uy tín và đóng góp to lớn đối với việc hình thành, xây dựng và phát triển của hội có thể được bầu là Chủ tịch hay Phó Chủ tịch danh dự của Hội

Điều 12. Nhiệm vụ của các chức danh trong Ban Chấp hành:

Hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội nhiệm kỳ I do Hiệp Hội du lịch Hà Nội thành lập và bổ nhiệm vị trí chủ tịch Hội. Các vị trí trong ban chấp hành do chủ tịch hội vận động và bổ nhiệm có thông qua sự đồng ý của Hiệp hội du lịch Hà Nội. Từ nhiệm kỳ II trở đi, các thành viên ban chấp hành do đại hội bầu ra, đồng thời vị trí chủ tịch hội do ban chấp hành bầu ra.

  1. Chủ tịch Hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội:
    • Chịu trách nhiệm cao nhất trước Ban chấp hành và các hội viên về các hoạt động của Hội.
    • Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội
    • Ký các văn bản về việc phê chuẩn, kết nạp, khai trừ, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các hội viên, những văn bản thỏa thuận, hợp tác quan trọng với các tổ chức – kinh tế – xã hội trong và ngoài nước.
    • Quyết định chiến lược của Hội
    • Đại diện Hội làm việc với các cơ quan liên quan khác
  2. Các Phó chủ tịch chuyên môn:
    • Phó chủ tịch chuyên môn là người được Chủ tịch ủy quyền triển khai các hoạt động của Ban chấp hành.
    • Đại diện hội phát ngôn với các cơ quan truyền thông, với các hội viên và các đối tác hợp tác
    • Xây dựng mục tiêu và kế hoạch cùng tổng thư ký
    • Phụ trách hoạt động marketing của Hội

2.4 Chịu trách nhiệm xây dựng các chương trình đào tạo dinh dưỡng cho hội viên

  1. Tổng thư ký kiêm phó chủ tịch thường trực:
    • Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban chấp hành về các mặt công tác
    • Tham mưu cho Chủ tịch và Ban chấp hành Hội về các giao dịch và ký kết các văn bản và các hợp đồng hợp tác với các tổ chức, các doanh nghiệp – kinh tế – xã hội trong và ngoài nước theo quy định của Ban chấp hành
    • Tổ chức điều hành các hoạt động, sinh hoạt thường kỳ
    • Chịu trách nhiệm báo cáo thu chi theo quy định của Hội và các khoản tài chính khác trong khuôn khổ dự toán đã được Ban chấp hành thông qua để triển khai các hoạt động thường kỳ hàng tháng và các công tác theo kế hoạch đã được xem xét và phê chuẩn
    • Lập kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng, quý, năm. Đánh giá mức độ hiệu quả theo chỉ tiêu hoạt động của mỗi thành viên trong ban chấp hành từ đó có những tham mưu cho ban thường trực và chủ tịch. Trong trường hợp các thành viên ban chấp hành không hoàn thành các chỉ tiêu, không có đóng góp rõ ràng cho các hoạt động của hội thì tổng thư ký kiêm phó chủ tịch cần có phương án tìm kiếm nhân sự mới để đề xuất chủ tịch và ban thường trực thay thế
    • Chịu trách nhiệm quản lý, giữ tiền thu vào, chi ra của Hội
    • Là người được nhận lương tháng của hội, nhận thưởng theo hiệu quả vận hành. Chịu trách nhiệm vận hành toàn bộ hoạt động của văn phòng Hội
    • Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban chấp hành
  2. Các Phó tổng thư ký và các Ủy viên chuyên trách giúp việc khác do Tổng thư ký đề xuất và được Ban Chấp hành phê chuẩn;
  3. Trưởng ban kiểm tra: Kiểm tra toàn bộ hoạt động của hội, đảm bảo mọi hoạt động được vận hành tuân thủ theo điều lệ, đảm bảo tài chính được vận hành công khai minh bạch, đung pháp luật.
  4. Trưởng ban tài chính:

6.1 quyết định đưa ra các định mức, mức giá thu chi

6.2 Đàm phán với các đối tác, quyết định các mức giá hợp tác

6.3 Tìm kiếm và phát triển các dự án hợp tác mới của Hội

  1. Trưởng ban Hội viên:

7.1 Xây dựng mục tiêu tuyển hội viên theo từng giai đoạn

7.2 Hướng dẫn thư ký hoặc nhân viên văn phòng cách tuyển hội viên

7.3 Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu số lượng cần đạt trong việc phát triển hội viên mới

7.4 Ký duyệt tổng thể các đơn đăng ký tham gia hội của các hội viên

  1. Trưởng ban đối nội:

8.1 Chịu trách nhiệm xây dựng văn hóa Hội

8.2 Xây dựng nội quy lao động áp dụng cho ban chấp hành và văn phòng Hội

8.3 Phụ trách công đoàn Hội

8.4 Phụ trách truyền thông nội bộ Hội

  1. Ban cố vấn cấp cao

9.1 Tham mưu cho chủ tịch và ban thường trực hội trong lĩnh vực là thế mạnh của mỗi thành viên ban cố vấn

9.2 tham gia với Hội mỗi dự án liên quan trực tiếp tới chuyên môn của mỗi thành viên ban cố vấn

9.3 Giúp đỡ hội trong việc kết nối với các cơ quan ban ngành cấp cao

 

CHƯƠNG V: TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN

Điều 13. Hội đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội có nguồn tài chính và tài sản được quản lý, thu – chi cho các hoạt động theo các quy định về tài chính của Hội phù hợp luật pháp và các quy định hiện hành của Nhà nước và được công khai trong các kỳ họp của Ban chấp hành và tại Đại hội đồng hội  viên.

Điều 14. Nguồn thu tài chính của Hội gồm:

  1. Hội phí: Mức hội phí do Ban Chấp hành quy định và ban hành thành văn bản. Hội viên đóng hội phí  theo quy định.
  2. Đóng góp thêm tự nguyện của các Hội viên.
  3. Tiền thu từ các hoạt động tạo nguồn kinh phí dưới các hình thức như: Tổ chức thi nấu ăn, bán bản quyền, phát hành sách báo, tiếp thị, quảng cáo, tham gia cổ phần, làm dịch vụ theo quy định của Nhà nước.
  4. Tiền thu từ các nguồn tài trợ, hỗ trợ khác.
  5. Cung ứng nhân lực là các đầu bếp chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp tuyển dụng.
  6. Đào tạo kỹ năng, đào tạo dịch vụ.
  7. Lãi gửi ngân hàng.

Điều 15. Các khoản chi:

  1. Mua sắm tài sản, phương tiện trang thiết bị cần thiết cho văn phòng hội.
  2. Xây dựng, sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất kỹ thuật.
  3. Chi phí hoạt động cho vận hành văn phòng
  4. Chi phí tổ chức giải, thi nấu ăn, tập huấn nghề, hội nghị, hội thảo, đào tạo, hỗ trợ,v.v…
  5. Tài trợ cho các hội viên ra nước ngoài học tập phát triển.
  6. Tài trợ cho các hội viên tham gia dự thi các lễ hội ẩm thực, các cuộc thi nấu ăn trong nước và quốc tế.
  7. Tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng làm lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tính toán chi phí sản xuất…. cho hội viên.
  8. Chi lương hoặc các hỗ trợ cần thiết theo dự án cho các thành viên tham gia.

Điều 16. Lợi nhuận: Hội Đầu Bếp Chuyên Nghiệp Hà Nội là tổ chức phi lợi nhuận

 

CHƯƠNG VI: KHEN THƯỞNG KỶ LUẬT

Điều 16. Những Hội viên có nhiều công lao đóng góp xây dựng phát triển Hội, có nhiều thành tích xuất sắc trong các cuộc thi, các chương trình quảng bá ẩm thực trong và ngoài nước  được khen thưởng hoặc được để nghị khen thưởng ở cấp quản lý cao hơn.

Điều 17. Hội viên vi phạm điều lệ, quy định của Hội hoặc làm tổn hại đến uy tín và danh dự của Hội tùy theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật với các hình thức khác nhau như khiển trách, cảnh cáo và khai trừ.

 

CHƯƠNG VII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Điều lệ này có hiệu lực sau khi được Đại hội thông qua và được hiệp hội du lịch Hà Nội phê duyệt ban hành. Hội viên của đầu bếp chuyên nghiệp Hà Nội có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các điều khoản đã ghi trong Điều lệ này.

Điều 19. Chỉ có Đại Hội hội viên mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ.

Share